Lưới chống côn trùng là một loại lưới được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Việc sử dụng lưới giúp bà con giảm thiểu công sức chăm sóc, tăng năng suất và giá trị cây trồng hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Ketnoidamme sẽ cùng bà con đi tìm hiểu chi tiết về lưới côn trùng và chia sẻ một số kinh nghiệm chọn lưới chống côn trùng chất lượng, giá tốt nhất.
Lưới chống côn trùng là gì?
Lưới chống côn trùng (có tên tiếng Anh là insect mesh) là các tấm lưới có kết cấu với các lỗ siêu nhỏ (được tính bằng Mesh), có tác dụng chắn côn trùng đi qua để bảo vệ hoa màu.
Lưới thường được làm từ chất liệu PE hoặc HDPE, có đa dạng màu và kích thước giúp sử dụng được cho đa dạng loại vườn, trang trại, nhà màng, nhà lưới, nhà kính hay khu vực cần che chắn công trùng khác.
Đặc điểm của lưới chống côn trùng
Lưới côn trùng sở hữu nhiều đặc điểm riêng giúp sản phẩm được đông đảo bà con sử dụng để cải thiện tình trạng côn trùng tàn phá hoa màu. Cụ thể như:
- Lưới được sản phẩm chủ yếu bằng nhựa nguyên sinh PE hoặc HDPE nên có độ bền cao, khó rách, sử dụng được lâu và dễ dàng tái chế, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Lưới có khả năng ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh từ môi trường bên ngoài tới cây trồng để hoa màu có thể phát triển tự nhiên và mang lại năng suất cao nhất. Không chỉ vậy, kích thước từng lỗ nhỏ li ti có của lưới cũng hỗ trợ chống tia UV hiệu quả.
- Lưới sử dụng không ảnh hưởng tới cây trồng, ứng dụng được cho mọi loại cây trồng khác nhau.
- Lưới có các lỗ nhỏ giúp khuếch tán ánh sáng, ổn định nhiệt độ và tạo sự thông thoáng cho khu vực che chắn tốt.
- Trọng lượng lưới nhẹ, thuận tiện trong quá trình di chuyển và thi công dễ dàng không cần máy móc phức tạp.
- Lưới sử dụng cho mọi mô hình canh tác nông nghiệp từ nhỏ tới lớn vì có thể cắt thành nhiều kích thước và điều chỉnh dễ dàng được.
- Lưới giúp giảm công sức chăm sóc của bà con đông thời hạn chế tối đa sâu bệnh và đặc biệt tiết kiệm chi phí khi sử dụng cho những mô hình canh tác nông nghiệp lớn.
Cấu tạo của lưới côn trùng
Lưới côn trùng được tạo ra bằng nhiều cách và cũng được xem như từng loại lưới theo cách sản xuất như: lưới đan, lưới dệt và lưới dập lỗ. Trong đó, loại lưới dệt phổ biến hơn cả.
Loại lưới dệt cũng được sản xuất bằng nhiều phương pháp như: dệt kiếm, dệt kim, dệt móc, dệt bao tròn. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng cụ thể mà bà con lựa chọn loại lưới cho phù hợp. Dù lựa chọn loại lưới nào thì công năng lưới lớn nhất vẫn là chống côn trùng.
Lợi ích khi lắp đặt lưới chống côn trùng
Với những đặc điểm kể trên, việc sử dụng lưới chống côn trùng nông nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn như:
Khả năng chống côn trùng hiệu quả
Các loại côn trùng như muỗi, sâu bọ, châu chấu,… là tác nhân chính khiến cho cây trồng bị tàn phá, không thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Với cấu tạo từ các lỗ li ti nhỏ, chất liệu sản xuất bền bỉ, lưới chống côn trùng sẽ giúp ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng từ nhỏ tới to, đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng và phát triển tốt nhất.
Giảm công sức chăm sóc
Trước đây bà con sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để bắt sâu bọ và xử lý các tình trạng cây trồng bị sâu bộ, nấm,… Với lưới che côn trùng, bà con sẽ phòng tránh được tình trạng đó, giảm công sức và thời gian chăm sóc một cách hiệu quả.
Tối ưu chi phí tốt
Thay vì tốn nhiều tiền bạc đầu tư vào mua các loại thuốc hay các dụng cụ diệt côn trùng nhưng kém hiệu quả. Giờ đây bà con có thể chống lại sự tác động của côn trùng trên diện rộng chỉ một lần duy nhất bằng màn lưới chống côn trùng.
Đảm bảo an toàn cho cây và môi trường
Trước đây bà con sẽ sử dụng các biện pháp ngăn chặn côn trùng bằng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,… vừa độc hại, ảnh hưởng tới cây trồng, đất, nguồn nước và chính con người. Lưới côn trùng giúp loại bỏ mọi vấn đề hạn chế từ các loại thuốc chống côn trùng đó, giúp ngăn chặn côn trùng một cách tự nhiên, không thuốc, không cần thực hiện nhiều lần.
Không chỉ ngăn côn trùng, lưới còn giúp tạo một môi trường tách biệt, sạch và an toàn để cây có điều kiện phát triển toàn diện với đủ ánh nắng, không khí mà không lo ảnh hưởng khắc nghiệt từ thời tiết.
Ứng dụng thực tế của lưới chống côn trùng
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, lưới côn trùng được đông đảo bà con ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là nông nghiệp.
Lưới chắn côn trùng trong trồng rau sạch
Giai đoạn nảy mầm của rau củ luôn cần phải coi trọng và bảo vệ tốt nhất, bởi nếu sau một cơn mưa to, côn trùng, gà vịt hay chim chóc tàn phá, bà con sẽ tốn mọi công sức và phải trồng lại một lứa mới.
Nhờ có lưới chắn công trùng, vườn rau của bà con sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất khỏi các loại côn trùng, chim chóc, gà vịt. Không chỉ vậy, lưới có các lỗ li ti nhỏ cũng giúp ngăn chặn lượng lớn nước mưa xối trực tiếp xuống rau, giúp rau phát triển bình thường mà không bị dập nát, úng hỏng. Đồng thời, rau trồng vẫn sẽ đảm bảo có đủ ánh sáng, độ ẩm để phát triển một cách tốt nhất.
Màng chắn côn trùng cho vườn trái cây
Việc khiến bà con trồng cây ăn trái đau đầu nhất là làm sao để ngăn chặn sự chống phá của các loại côn trùng, sâu bọ, chim ăn quả,… Lưới chống côn trùng đang được coi là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
Việc sử dụng lưới chống côn trùng bao quanh vườn sẽ giảm thiểu tối đa tự tác động của côn trùng, chim chóc ăn quả. Đồng thời, vườn cây sẽ được bảo vệ khỏi những cơn mưa lớn có thể làm rụng trái, giúp vườn cây phát triển toàn diện, gia tăng năng suất và đem tới hiệu quả kinh tế cao.
Lưới làm nhà kính, nhà màng trồng dưa lưới, hoa, trồng nấm
Với mật độ các ô dày giúp lưới có thể bảo vệ các loại nông sản đặc biệt như nấm, hoa, dưa lưới,… tránh khỏi các loại sâu bọ, côn trùng nguy hiểm làm hư hại. Bà con có thể liên hệ với các công ty cung cấp lưới để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt.
Bên cạnh tác dụng chính là ngăn chặn côn trùng tàn phá, lưới chống côn trùng cũng giúp bà con giảm gánh nặng về chi phí sử dụng thuốc hóa học diệt nấm, côn trùng gây hại, tăng năng suất và giá trị nông sản.