Nhà xưởng là gì? Phân loại và tiêu chuẩn thiết kế

0
642
nhà xưởng là gì
nhà xưởng là gì

Cách mạng công nghiệp xuất hiện dẫn đến sự ra đời của các nhà xưởng trên toàn thế giới. Hệ thống nhà xưởng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Bài viết dưới đây, KETNOIDAMME sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về nhà xưởng là gì? Tiêu chuẩn thiết kế xưởng sản xuất chất lượng.

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là gì? Nhà xưởng là khu vực được thiết kế với không gian riêng cho các hoạt động sản xuất, lưu trữ hàng hóa. Xưởng sản xuất cần có diện tích rộng, quy mô lớn hơn so với các văn phòng làm việc thông thường. Địa điểm này sẽ bao gồm trang thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng cho quy trình sản xuất. Ngoài ra, nhiều nhà xưởng còn được trang bị hệ thống bảo quản và phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Nhà xưởng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp luôn đặc biệt chú trọng đến hạng mục thi công này. Nhà xưởng phải có thiết kế thuận tiện cho quá trình sản xuất hàng hóa, an toàn cho công nhân lao động mới đảm bảo vận hành hiệu quả.

tìm hiểu về nhà xưởng

Nhu cầu sử dụng nhà xưởng hiện nay

Nhà xưởng là gì? Nhà xưởng là một phần quan trọng trong dây chuyền sản xuất tại các khu công nghiệp. Đây là nơi tạo ra hàng hóa, mang đến những sản phẩm cần thiết cho con người. Thế giới đang phát triển theo xu hướng thương mại hóa hàng hóa nên các doanh nghiệp sản xuất không ngừng tăng vọt. Xây dựng nhà xưởng là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất, lưu trữ hàng hóa.

Việt Nam là một trong những nước phát triển ngành công nghiệp hàng đầu khu vực. Nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng cao, nhu cầu sử dụng nhà xưởng của doanh nghiệp cũng gia tăng.

Những nhu cầu sử dụng nhà xưởng phổ biến

Các loại nhà xưởng phổ biến trong công nghiệp

Nhà xưởng là gì? Cách phân loại nhà xưởng như thế nào? Hiện nay, có nhiều cách để phân loại nhà xưởng được các doanh nghiệp áp dụng. Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại mà xưởng sản xuất lại được chia thành các nhóm khác nhau.

Phân loại nhà xưởng theo chức năng

Nhà xưởng phân loại theo tiêu chí chức năng bao gồm 4 loại sau:

  • Xưởng sản xuất: Hệ thống nhà xưởng tạo ra các thành phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách hàng. Loại nhà xưởng này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như xưởng dệt, xưởng rèn đúc, xưởng gia công kim loại,…
  • Công trình về năng lượng: Các nhà máy chuyên cung cấp năng lượng phục vụ sinh hoạt và sản xuất như nhà máy điện, trạm cấp nhiệt, nhà máy nước, trạm biến áp,…
  • Công trình giao thông: Nhà xưởng là khu vực chứa nguyên vật liệu để sản xuất thành phẩm, khu vực chứa các phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa,…

Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

Dựa theo mục đích quy hoạch nhà xưởng được phân chia thành nhà công nghiệp một khẩu độ và nhà công nghiệp nhiều khẩu độ. Khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách từ mép cột biên bên trái đến mép cột biên bên phải, có thể tính theo chiều ngang hoặc chiều rộng của xưởng.

Xưởng một khẩu độ thích hợp với các công trình chứa hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc công trình năng lượng. Ngoài ra, loại nhà xưởng này còn dùng để bố trí hệ thống dây chuyền sản xuất quy mô lớn. Xưởng nhiều khẩu độ được sử dụng rộng rãi hơn và đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đa dạng ngành công nghiệp.

phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

Phân loại nhà xưởng theo kết cấu mái

Căn cứ vào kết cấu mái nhà xưởng được chia thành loại có khung phẳng và loại có khung vòm. Xưởng sản xuất khung phẳng thường sử dụng mái nhà là dầm, giàn hoặc khung liền khối. Trong khi đó, xưởng sản xuất khung vòm có phần mái vòm, cong về hai phía.

Phân loại nhà xưởng theo khả năng chịu lực

Dựa trên khả năng chịu lực của nhà xưởng người ta phân chia các xưởng sản xuất thành 4 loại cơ bản. Đó là xưởng bê tông cốt thép, xưởng nhà thép tiền chế, xưởng tường gạch chịu lực và xưởng khung gỗ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, đặc điểm sản xuất của từng loại hàng hóa, quy mô sản xuất mà các doanh nghiệp có sự lựa chọn nhà xưởng cho phù hợp.

Phân loại nhà xưởng theo khả năng chiếu sáng

Xưởng sản xuất chia theo khả năng chiếu sáng được chia thành 3 loại cơ bản:

  • Nhà xưởng sử dụng ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng được lấy qua cửa sổ, cửa ra vào và giếng trời. Các xưởng sản xuất này thường có quy mô nhỏ vì lượng ánh sáng tự nhiên không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các xưởng diện tích lớn.
  • Nhà xưởng sử dụng ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng trong xưởng sản xuất được lấy từ các thiết bị chiếu sáng như đèn điện.
  • Nhà xưởng sử dụng ánh sáng hỗn hợp: Xưởng sản xuất sử dụng cả hai loại ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng là gì? Tiêu chuẩn thiết kế như thế nào? Mỗi loại công trình xây dựng đều phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế riêng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Quy chuẩn thiết kế cho hạng mục công trình nhà xưởng được quy định cụ thể trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành.

Đối với nền và móng

Thiết kế nền và móng cần phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình. Trường hợp nền đất yếu đơn vị thi công cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Mặt trên của móng phải được thiết kế thấp hơn mặt nền. Phần móng chịu tác động của nhiệt độ cao cần được bảo vệ bởi các vật liệu chịu nhiệt và không bị ăn mòn. Các công trình có chiều sâu đặt móng lớn hơn 0.15 m phải có thêm thiết kế dầm đỡ tường. 

Đối với phần nền bê tông của nhà xưởng cần được chia thành các ô, mỗi ô có chiều dài không quá 0.6 m và được chèn giữa bằng bi tum. Kết cấu nền nên thuộc dạng nền bê tông, nền bê tông cốt thép, nền bê tông phôi thép, nền lát gạch xi măng,… để có khả năng chịu lực tốt.

những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Đối với mái và cửa mái 

Tùy thuộc vào vật liệu xây dựng mái nhà xưởng mà thiết kế mái lại có độ dốc khác nhau. Xưởng sản xuất lớp mái xi măng có độ dốc từ 30% đến 40%, xưởng lợp mái tôn có độ dốc từ 15 % đến 20 %, xưởng lợp mái ngói có độ dốc từ 50 % đến 60 % và xưởng lợp mái bê tông có độ dốc từ 5 % đến 8 %. Các nhà xưởng có độ dốc mái nhỏ hơn 8% phải thiết kế thêm khe nhiệt để chống thấm.

Một số xưởng sản xuất xây dựng thêm cửa mái thì cần chú ý đến độ chênh lệch chiều cao giữa các cửa. Nếu mức độ chênh lệch lớn hơn 2.4 m thì cần xây dựng thêm máng hứng và ống thoát để tránh việc nước chảy tự do. Ngoài ra, các khu vực mái có nước xối nhiều cũng cần được gia cố chắc chắn.

Đối với tường và vách ngăn

Nhà xưởng là gì? Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng đối với tường và vách ngăn như thế nào?Tùy thuộc vào đặc tính, điều kiện sử dụng và quy mô xây dựng, tường nhà xưởng được thiết kế dưới các dạng sau: tường chèn khung, tường tự chịu lực và tường chịu lực. Vật liệu xây tường có thể làm từ gạch, đá, tấm xi măng, tấm bê tông,… chỉ cần đáp ứng được yêu cầu về độ cứng. Tường nhà xưởng cần cao hơn mặt nền đã hoàn thiện ít nhất 0.03 m. Phần chân tường cần được trang bị lớp chống thấm nước.

Vách ngăn giữa các khu vực trong nhà xưởng cần được tháo lắp thuận tiện để đáp ứng nhu cầu thay đổi mặt bằng. Chẳng hạn như cần thay đổi công nghệ máy móc hoặc chuyển đổi vị trí của các dây chuyền sản xuất. Tương tự như tường nhà xưởng, vách ngăn được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau.

thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng

Đối với các loại cửa nhà xưởng

Khi xây dựng nhà xưởng cần phải thiết kế các loại cửa sổ, cửa ra vào và lỗ thông thoáng nhằm đảm bảo không khí và ánh sáng trong nhà. Thiết kế cửa sổ không được cao hơn mặt sàn quá 2.4 m và có thể đóng mở dễ dàng. Các ô cửa ở độ cao lớn hơn 2.4 m cần phải lắp thành khung cố định và có bộ phận kẹp giữ chắc chắn.

Bài viết trên đã giới thiệu về nhà xưởng là gì? Những tiêu chuẩn trong thiết kế xưởng sản xuất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng, thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp. Để lựa chọn đơn vị thiết kế nhà xưởng đẹp, chuyên nghiệp, liên hệ ngay với Đơn vị thi công xây dựng Nam Trung để được tư vấn.